Hotline: 0969.623.286 - 0911.483.286

Vận chuyển miễn phí - Giao hàng toàn quốc

Bơm chìm giếng khoan

Một số lưu ý khi khoan giếng nước sinh hoạt

2024-06-11 15:21:49

 Khoan giếng nước sinh hoạt là một giải pháp phổ biến để đảm bảo nguồn nước sạch cho các hộ gia đình, đặc biệt ở những khu vực nông thôn hoặc nơi hệ thống cấp nước công cộng chưa phát triển. Tuy nhiên, để có một giếng nước đạt chuẩn, an toàn và hiệu quả, cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số lưu ý khi khoan giếng nước sinh hoạt cũng như một số kiến thức giúp bạn khai thác được nguồn nước chất lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình.

1. Trước khi khoan giếng

mot-so-luu-y-khi-khoan-gieng-nuoc-sinh-hoat

  • Lựa chọn vị trí khoan giếng: giếng nước nên được khoan xa các nguồn ô nhiễm như nhà vệ sinh, chuồng trại hay bãi rác, các khu công nghiệp để tránh giếng nước bị ô nhiễm.

  • Tìm hiểu địa chất khu vực: Thực hiện khảo sát địa chất trước khi khoan giếng để xác định lớp đất đá, mạch nước ngầm và cấu trúc địa chất nhằm chọn vị trí và độ sâu khoan hợp lý. Khoan nước ở độ sâu phù hợp để đảm bảo nguồn nước sạch và ổn định. Độ sâu cụ thể phụ thuộc vào điều kiện địa chất của từng khu vực.

  • Chuẩn bị thiết bị: Sử dụng các thiết bị khoan giếng hiện đại và phù hợp để đảm bảo chất lượng khoan tốt nhất. Nên chuẩn bị thêm máy bơm chìm giếng khoan để có thể đẩy nước lên cao sau khi khoan giếng xong.

  • Lựa chọn đơn vị thi công uy tín: Chọn đơn vị thi công có kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và đảm bảo chất lượng.

  • Lưu ý về pháp lý và giấy phép: Trước khi khoan giếng cần giấy phép từ các cơ quan chức năng địa phương để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về khai thác nước ngầm. Cần tuân thủ các quy định pháp luật về khai thác nước ngầm để tránh vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước.

2. Trong khi khoan giếng

 do-sau-cua-gieng-khoan

Để biết thêm chi tiết về quá trình khoan giếng, khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm bạn có thể tham khảo tại đây .

  • Đảm bảo an toàn lao động: Người thi công cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động, sử dụng trang thiết bị bảo hộ đầy đủ. Quan sát các dấu hiệu bất thường trong quá trình khoan như rung động mạnh, sụt lún lỗ khoan,... để có biện pháp xử lý kịp thời. 

  • Theo dõi chất lượng nước: Quan sát màu sắc nước trong quá trình khoan để đánh giá chất lượng nước sơ bộ. Nếu thấy nước có màu đục, mùi hôi hoặc có tạp chất lạ, cần báo cho đội thi công để điều chỉnh độ sâu hoặc vị trí của khoan.

  • Bảo vệ môi trường: Thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh ra trong quá trình thi công.

3. Sau khi khoan giếng

 khoan-gieng-nuoc-sinh-hoat

  • Khai thác nước: Sau khi khoan giếng xong, ta cần tiến hành khai thác thử bằng cách bơm nước liên tục để kiểm tra trữ lượng nước trong giếng sau đó mới đưa vào khai thác.

Bạn có thể tham khảo một số dòng bơm hoả tiễn để việc khai thác nước giếng khoan trở nên hiệu quả hơn.

  • Lắp đặt hệ thống xử lý nước: Nước giếng sau khi khoan có thể chứa một số tạp chất và vi sinh vật gây hại, cần được xử lý trước khi sử dụng.

  • Sử dụng nước tiết kiệm: Tránh lãng phí nước, sử dụng nước tiết kiệm để bảo vệ nguồn nước ngầm.

4. Khoan giếng nước sinh hoạt có cần xin phép không?

Trước đây, hoạt động khoan giếng lấy nước rất phổ biến tại những vùng chưa được cung cấp nước sạch. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động này gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước ngầm tại nhiều địa phương. Vậy nên có nhiều thắc mắc xung quanh việc muốn khoan giếng khai thác nước sinh hoạt, khoan giếng nước phục vụ cho sản xuất có cần phải xin giấy phép của xã hay huyện không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

a. Trường hợp khoan giếng nước sinh hoạt

Khoan-gieng-sau-bao-nhieu-thi-nuoc-sach

Trong trường hợp muốn khoan giếng khai thác nước sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình trong phần đất của mình thì có cần xin cấp phép không?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:

- Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;

- Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;

- Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;

- Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 1/2/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước và Khoản 2 Điều 44 Luật Tài nguyên nước thì khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình phải đăng ký trong trường hợp khu vực khai thác nước dưới đất nằm trong danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do UBND cấp tỉnh công bố hoặc ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức.

Theo Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP thì khai thác nước dưới đất có quy mô lớn hơn 10 m3/ngày trở lên phải có giấy phép.

Do đó, theo quy định, nếu trường hợp khoan giếng khai thác nước sinh hoạt cá nhân hộ gia đình mà có quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm và không thuộc trường hợp nằm trong danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do UBND khu vực khai thác công bố và vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì không phải đăng ký, không phải cấp phép.

b. Trường hợp khoan giếng nước thay thế

bom-hoa-tien-thang-long-group

Trong trường hợp nếu công ty, khu vực sản xuất muốn khoan một giếng khác thay thế giếng khoan cũ, cách giếng cũ 2 m thì cần phải làm thủ tục gì?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 1/2/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước thì trường hợp của bà cần phải lập phương án khoan giếng thay thế và được cơ quan thẩm định quy định tại Điều 29 của Nghị định số 02/2023/NĐ-CP xem xét, chấp thuận phương án khoan giếng thay thế.

Do việc khoan thay thế vượt quá 50% số lượng giếng theo giấy phép đã được cấp, vì vậy trong thời hạn 30 ngày sau khi hoàn thành việc khoan thay thế giếng, chủ công trình phải nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép theo quy định.

Xem thêm: cách chọn máy bơm cho giếng khoan chuẩn nhất 

Trên đây là những lưu ý của chúng tôi trước khi bạn quyết định khoan giếng để lấy nước sinh hoạt. Hãy chú ý đến những lưu ý trên để có thể đảm bảo cho quá trình khoan giếng nước sinh hoạt diễn ra an toàn, chất lượng và nguồn nước đạt tiêu chuẩn sử dụng. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về các dòng máy bơm chìm giếng khoan vui lòng liên hệ qua hotline 0969 623 286 - 0911 483 286 để được chuyên viên tư vấn tận tình nhất.

Các bài cùng chuyên mục

scroll